Hướng dẫn sơ cứu người bị giật điện đúng cách và một số lưu ý khi sơ cứu

Người bị điện giật cần được sơ cứu nhanh và đúng cách. Nếu bỏ lỡ thời điểm sơ cứu khẩn cấp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy làm như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khi nào cần sơ cứu người bị giật điện?

Cần phải gọi cấp cứu ngay khi phát hiện người bị giật điện có các dấu hiệu:

  • Vết bỏng nặng
  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Gặp vấn đề về nhịp tim
  • Tim ngừng đập
  • Co giật
  • Mất ý thức[1]

1Lưu ý trước khi thực hiện các biện pháp cấp cứu người bị điện giật

Sơ cứu người bị điện giật là rất quan trọng, phải tiến hành nhanh và an toàn. Nếu biết cách sơ cứu nhanh và đúng cách sẽ giúp nâng cao khả năng sống sót.[1]

Ngắt nguồn điện ngay lập tức

Cần nhanh chóng xác định vị trí của nguồn điện và tắt nguồn ngay. Nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ tổn thương càng thấp. Nếu tiếp xúc càng lâu thì cơ thể bị tổn thương càng lớn, việc đánh giá sẽ càng khó khăn hơn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cần nhanh chóng xác định vị trí của nguồn điện và tắt nguồn ngay

Cần nhanh chóng xác định vị trí của nguồn điện và tắt nguồn ngay

Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện có người bị giật điện

Gọi cấp cứu ngay sau khi phát hiện người bị điện giật. Người bệnh có các dấu hiệu bỏng nặng, tim ngừng đập, co giật, mất ý thức,… cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Gọi cấp cứu ngay sau khi phát hiện người bị điện giật

Gọi cấp cứu ngay sau khi phát hiện người bị điện giật

2Cách sơ cứu người bị giật điện đúng và an toàn

Ngay sau khi phát hiện người bị điện giật, bạn nên nhanh tiến hành sơ cứu theo đúng các bước dưới đây. Sơ cứu càng nhanh, khả năng cứu sống càng cao, giảm mức độ rủi ro.[1]

Ngắt nguồn điện ngay

Nhanh chóng xác định vị trí nguồn điện, tiến hành ngắt điện ngay lập tức. Ngắt nguồn điện càng sớm, mức độ tổn thương càng thấp, nâng cao khả năng sống sót. Ngược lại, nếu ngắt nguồn điện càng chậm thì mức độ tổn thương càng lớn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu nạn nhân bị giật điện từ ổ cắm, thiết bị rò rỉ… bạn cần rút ổ cắm điện một cách nhanh nhất. Nếu không phát hiện ra ổ cắm, bạn hãy tìm cầu giao tổng và cắt nguồn ngay lập tức.

Nếu nạn nhân bị giật điện từ ổ cắm, thiết bị rò rỉ... bạn cần rút ổ cắm điện một cách nhanh nhất

Nếu nạn nhân bị giật điện từ ổ cắm, thiết bị rò rỉ… bạn cần rút ổ cắm điện một cách nhanh nhất

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng các dụng cụ cách điện

Khi nguồn điện đã được cắt, bạn nên tìm vật dụng cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Các vật dụng không dẫn điện như thanh gỗ dài, ghế nhựa, các vật làm từ cao su…

Nếu không thể tắt nguồn điện ngay, bạn phải mang dép hoặc giày rồi sử dụng các vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không sử dụng tay chân trần hoặc các vật dụng làm bằng kim loại chạm vào nạn nhân. Không đẩy hoặc kéo nạn nhân sẽ làm tăng mức độ tổn thương ở nạn nhân.

Tìm vật dụng cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Tìm vật dụng cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Các bước cần tiến hành sơ cứu nạn nhân khi chờ đưa bệnh viện cấp cứu

Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cần tiến hành sơ cứu nạn nhân theo đúng các bước dưới đây:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, đầu thấp, thoáng khí, rộng rãi, thuận tiện cho việc sơ cứu.
  • Kiểm tra mức độ tỉnh táo của nạn nhân bằng cách gọi tên và chờ trả lời.
  • Nếu nạn nhân hôn mê, hướng đầu theo tư thế nằm hơi nghiêng sang một bên. Kiểm tra miệng xem có dị vật bên trong hay không.
  • Nếu nạn nhân ngừng thở, sờ vào không thấy mạch đập hãy thực hiện ép tim ngoài lồng ngực.
  • Gọi cấp cứu ngay hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Nếu nạn nhân hôn mê hãy nâng cao đầu và ngửa đầu ra sau

Nếu nạn nhân hôn mê hãy nâng cao đầu và ngửa đầu ra sau

3Một số lưu ý trong quá trình sơ cứu nạn nhân bị giật điện

Cần lưu ý trong quá trình sơ cứu người bị điện giật để tránh sai sót gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết:[1]

Nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở

Nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở hãy kết hợp xen kẽ phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực hay còn gọi là hồi sức tim phổi (CPR). Thực hiện theo tỉ lệ 15/1.

Nếu nạn nhân ngưng tim hãy thực hiện ép tim ngoài lồng ngực

Nếu nạn nhân ngưng tim hãy thực hiện ép tim ngoài lồng ngực

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Thổi ngạt 1-2 hơi, mỗi hơi kéo dài vài giây, đảm bảo lồng ngực phồng lên.

Thổi hơi vào mũi hoặc miệng với tần suất 10-12  lần/phút

Thổi hơi vào mũi hoặc miệng với tần suất 10-12 lần/phút

Cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cơ bản

  • Ép tim ngoài lồng ngực 100-120 lần/phút.
  • Xác định vị trí ép tim tại ½ xương ức, đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay.
  • Đan 2 bàn tay vào nhau sau đó đặt bàn tay này lên mu bàn tay kia đang đặt trên xương ức.
  • Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực nạn nhân, giữu nguyên tư thế trong suốt quá trình ép tim.
  • Ép tim nhanh và mạnh với chu kỳ 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

Đan 2 bàn tay vào nhau sau đó đặt bàn tay này lên mu bàn tay kia đang đặt trên xương ức

Đan 2 bàn tay vào nhau sau đó đặt bàn tay này lên mu bàn tay kia đang đặt trên xương ức

Một số lưu ý khác

  • Giữ bình tĩnh, không hốt hoảng khi phát hiện người bị điện giật.
  • Không chạm vào nạn nhân khi nguồn điện chưa được tắt.
  • Nạn nhân bị giật điện trên cao hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Cần nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực để quá trình sơ cứu thuận tiện và hiệu quả hơn.
  • Trong quá trình sơ cứu cần gọi cấp cứu, đưa nạn nhân vào bệnh viện nhanh chóng ngay cả khi nạn nhân tỉnh táo.

5Cách phòng ngừa điện giật

  • Hạn chế dùng dây nối điện bị hư hỏng.
  • Không dùng thiết bị điện bị lỗi.
  • Rút phích cắm đúng cách theo hướng dẫn an toàn của hãng, rút khi không sử dụng.
  • Tránh dùng quá nhiều thiết bị cho một ổ cắm điện.
  • Không dùng các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt.
  • Tuyệt đối không để tay ướt chạm vào các thiết bị điện.
  • Tắt nguồn điện trước khi thay đèn hoặc thay các thiết bị điện khác.
  • Tuyệt đối không dùng nước để dập các thiết bị điện bị cháy.
  • Không dùng các thiết bị điện kém chất lượng không rõ nguồn gốc.[1]

Tránh dùng quá nhiều thiết bị cho một ổ cắm điện

Tránh dùng quá nhiều thiết bị cho một ổ cắm điện

Xem thêm:

  • Cảnh báo 16 dấu hiệu suy thận có thể bạn chưa biết
  • Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn về cách phòng ngừa giật điện và cách sơ cứu nhanh, đúng nhất. Hãy chia sẻ kiến thức hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

Từ khoá:

giật điện
sơ cứu người bị giật điện
sau khi bị giật điện nên làm gì
cách sơ cứu người bị giật điện
người bị giật điện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *