Uống vitamin E có gây rối loạn kinh nguyệt không?

Vitamin E là vitamin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc bổ sung vitamin E có gây rối loạn kinh nguyệt hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vitamin E là vitamin tan trong dầu, có nhiều trong các thực phẩm bao gồm hạt dẻ, hạt điều, dầu oliu, dầu hướng dương, dứa, xoài, cà chua…

Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể như chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sinh sản, giảm nguy cơ tim mạch, cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, kiểm soát cơn đau bụng kinh…

Xem thêm: Vitamin E là gì? Tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ

1Vai trò của kinh nguyệt với phụ nữ

Kinh nguyệt là sinh lý bình thường ở phụ nữ do hiện tượng bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi nồng độ hormone trong cơ thể. Thông thường độ dài trung bình chu kỳ là 28 ngày, tuy nhiên chu kỳ có thể sẽ kéo dài từ 24-38 ngày.

Vai trò của kinh nguyệt đối với phụ nữ:

  • Chức năng sinh sản: kinh nguyệt có mối liên quan đến chu kỳ rụng trứng. Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển xuống vòi trứng, nếu gặp được tinh trùng sẽ thụ thai lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục dày lên để tạo điều kiện thuận lợi cho thai làm tổ. Trường hợp nếu trứng không gặp tinh trùng thì hormone trong cơ thể sẽ thay đổi làm lớp niêm mạc bị bong tróc hình thành nên hiện tượng kinh nguyệt.
  • Nhận biết các vấn đề sức khỏe: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể là do các bệnh lý như ung thư cổ tử cung, rối loạn hormone, thiếu máu…

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc của lớp niêm mạc tử cung ở phụ nữ

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc của lớp niêm mạc tử cung ở phụ nữ

2Lợi ích của vitamin E đến kinh nguyệt

Hỗ trợ cân bằng hormone

Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone estrogen và progestrogen – là hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo sức khỏe và nuôi dưỡng bào thai. [1]

Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone trong cơ thể

Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone trong cơ thể

Giảm các biểu hiện trong kỳ kinh

Vitamin E hỗ trợ giảm đau bụng kinh và các triệu chứng khác bao gồm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt quá nhiều…[1]

Vitamin E giúp làm giảm các triệu chứng như đau bụng kinh

Vitamin E giúp làm giảm các triệu chứng như đau bụng kinh

3Bổ sung vitamin E đúng cách

Liều dùng của vitamin E

Khuyến nghị về liều dùng vitamin E mỗi ngày, dành cho các đối tượng cụ thể như sau:[2]

Tuổi Nam Nữ Phụ nữ có thai Phụ nữ cho con bú
0-6 tháng tuổi 4 mg 4 mg
7-12 tháng tuổi 5 mg 5 mg
1-3 tuổi 6 mg 6 mg
4-8 tuổi 7 mg 7 mg
9-13 tuổi 11 mg 11 mg
Trên 13 tuổi 15 mg 15 mg 15 mg 19 mg

Liều dùng khuyến nghị cho trẻ em từ 1-3 tuổi là 6 mg

Liều dùng khuyến nghị cho trẻ em từ 1-3 tuổi là 6 mg

Vitamin E nên uống bao lâu?

Việc bổ sung vitamin E mỗi ngày là thực sự cần thiết, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng liên tục từ 1-2 tháng sau đó nghỉ một khoảng thời gian rồi mới bắt đầu sử dụng lại.

Dùng vitamin E trong thời gian dài bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và với những người da khô, chế độ ăn thiếu vitamin E, các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, dị ứng, ung thư…[2]

Chỉ nên dùng vitamin E liên tục từ 1-2 tháng

Chỉ nên dùng vitamin E liên tục từ 1-2 tháng

Thời điểm sử dụng vitamin E để cơ thể hấp thu tốt nhất

Vitamin E là vitamin tan trong dầu, có thể lưu trữ trong cơ thể ở mô gan hoặc mô mỡ. Để cơ thể hấp thu tốt nhất bạn nên uống vitamin E vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút hoặc uống trong bữa ăn, không nên uống khi quá no hoặc quá đói. Đặc biệt, nên uống cùng các thực phẩm chứa chất béo như sữa, các loại hạt, bơ…[2]

Uống vitamin E trong bữa ăn giúp cơ thể hấp thu tốt nhất

Uống vitamin E trong bữa ăn giúp cơ thể hấp thu tốt nhất

4Các nguồn cung cấp vitamin E

Thức ăn

Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm đậu phộng, hồng xiêm, bí ngô, ớt chuông, măng tây bào ngư, các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, hạt thông…và các loại dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt phỉ…

Hàm lượng vitamin E có trong một số loại thực phẩm:[2]

Thực phẩm mg trên mỗi khẩu phần ăn
Dầu mầm lúa mì 20.3
Hạt hướng dương rang khô 7.4
Hạt hạnh nhân rang khô 6.8
Dầu hướng dương 5.6
Dầu cây rum 4.6
Hạt phỉ rang khô 4.3
Bơ đậu phộng 2.9
Đậu phộng rang khô 2.2
Dầu ngô 1.9
Rau chân vịt luộc 1.9
Bông cải xanh 1.2
Dầu đậu nành 1.1
Quả kiwi 1.1
Xoài 0.7
Cà chua 0.7
Rau bina 0.6

Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm đậu phộng, kiwi, xoài, bông cải xanh...

Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm đậu phộng, kiwi, xoài, bông cải xanh…

Thực phẩm bổ sung

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, giảm vết nhăn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch…

Bạn cần lựa chọn những thực phẩm chức năng đã được phê duyệt về độ an toàn và hiệu quả, ưu tiên sử dụng những sản phẩm có độ tin cậy cao và uy tín.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bạn muốn sử dụng bất cứ sản phẩm chứa vitamin E để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.[2]

Bạn nên lựa chọn những thực phẩm chức năng đã được phê duyệt về độ an toàn và hiệu quả

Bạn nên lựa chọn những thực phẩm chức năng đã được phê duyệt về độ an toàn và hiệu quả

Thận trọng khi bổ sung vitamin E

Không nên sử dụng vitamin E liều cao sẽ làm tăng tác dụng phụ của nó. Không nên sử dụng vitamin E nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Thiếu vitamin K.
  • Võng mạc bị tổn thương.
  • Rối loạn chảy máu.
  • Đái tháo đường.
  • Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.
  • Ung thư đầu cổ như ung thư thanh quản, ung thư vòm hầu…
  • Bệnh gan.

Vitamin E gây tương tác thuốc với các thuốc sau:

  • Chất kiềm hóa và kháng sinh chống khối u: vitamin E liều cao gây ảnh hưởng đến việc sử dụng các thuốc hóa trị này.
  • Thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu, thảo dược: vitamin E làm giảm tác dụng của các thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Statin và niacin: Vitamin E làm giảm tác dụng của statin và niacin.
  • Vitamin K: khi sử dụng vitamin E cùng với vitamin K thì tác dụng của vitamin K sẽ bị giảm.[3]

Người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng vitamin E

Người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng vitamin E

Xem thêm:

  • Review vitamin E đỏ Nga có tốt không, cách uống như thế nào để đạt hiệu quả?
  • Các loại vitamin tốt cho da
  • Vitamin E có trong thực phẩm nào? 20 thực phẩm giàu vitamin E

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn về việc uống vitamin E không gây rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

Từ khoá:

uống vitamin e có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không
uống vitamin e có làm chậm kinh
uống vitamin e bị chậm kinh
uống vitamin e có bị chậm kinh không
vitamin e

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *